Các nguyên tắc của một Freelancer (P. 3)

 

PHẦN 3: Bạn đã có showreel?

Phần 1: Xây dựng lòng tin

Phần 2: Thái độ quyết định tất cả

Từ lâu, freelancer được xem như là một lựa chọn mơ ước của nhiều designer. Tuy nhiên liệu freelance có phải là làm việc ở bất kỳ đâu bạn thích, mức thù lao cao? Cùng lắng nghe những chia sẻ từ producer và studio dày dặn kinh nghiệm trong ngành về các nguyên tắc nên có của một freelancer.

Qua hai phần: Xây dựng lòng tinThái độ quyết định tất cả hẳn bạn đã nắm được những nguyên tắc cần có của một người làm việc tự do. Trong phần cuối sẽ là những lời khuyên hữu ích giúp bạn xây dựng lẫn cải thiện hình ảnh bản thân, năng lực trong mắt nhà tuyển dụng/khách hàng. Hãy dành ra 5 phút để đọc hết phần này nhé!

Thumbnail_RCA_181114_04-01.png

SHOWREEL(*)

*Showreel: là video ngắn tập hợp những dự án tâm đắc của một cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực phim ảnh, thiết kế, truyền thông…

Năng lực là thứ mà khách hàng và đối tác luôn muốn bạn thể hiện trước khi quyết định hợp tác hay không. Trong thiết kế, showreel chính là sản phẩm nói lên chính xác năng lực của ứng viên nói chung và freelancer nói riêng. Showreel được ví như chiếc chìa khóa, mở ra con đường sự nghiệp lẫn các mối quan hệ cho bạn trong tương lai.

Tuy nhiên, nhiều freelancer chưa hiểu rõ tầm quan trọng của showreel, nhiều người không thường xuyên cập nhật hoặc đôi khi còn không có showreel cá nhân. Điều này khiến rất nhiều khách hàng ngần ngại khi muốn hợp tác với bạn.

Tôi vẫn thuê vô số artist mà chẳng cần xem showreel, nhưng thật ra vẫn cần chút gì đó thuyết phục. - TJ

Nếu là lần đầu cộng tác, showreel cho phép chúng tôi hiểu rõ về kỹ năng của artist. Hãy gói gọn những gì hay ho nhất của bạn trong tối đa 90 giây. Đừng làm quá dài vì chúng tôi chẳng bao giờ có đủ thời gian để xem hết. Nếu bạn muốn thể hiện tác phẩm trong thời lượng dài hơn, hãy xác định mục đích của mình ngay từ đầu để chúng tôi có thể đánh giá khả năng của bạn. - Matt

Tôi vẫn thích showreel truyền thống. Đây là cách dễ dàng để xem xét trình độ và góc nhìn của artist trong nháy mắt. Showreel khiến tôi cảm thấy hứng thú khi xem các dự án cá nhân và lôi cuốn tôi tìm hiểu thêm. Showreel cũng không nhất thiết là đoạn video 60 giây. Showreel là bất cứ thứ gì có thể “quyến rũ” khách hàng. Một bộ sưu tập ảnh gif, một bản thu với giọng nói lôi cuốn và thuyết phục? Tất cả đều có thể trở thành “vũ khí” của freelancer! - Chris Kelly, Giám đốc sáng tạo của Oddfellows

Giám đốc và nhà sản xuất sẽ luôn muốn xem showreel. Rất khó để quyết định cộng tác cùng artist mà không có nó, trừ khi bạn rất nổi tiếng hoặc có người quen. - Natalie

Nếu bạn là một nhà làm phim hoạt hình thì có showreel sẽ thật sự hữu ích. Tôi thích xem showreel hơn là phải căng mắt sàng lọc qua các dự án. Tôi yêu thích một phần giới thiệu tốt - điều này cho tôi thấy những gì bạn đang làm và bạn đam mê như thế nào. Thành thật mà nói, nếu sản phẩm của bạn tốt, showreel không thực sự quan trọng. - Gareth

NƠI CHỐN LÀM VIỆC

Bạn có cảm thấy thoải mái với công việc làm từ xa hay làm việc cùng team tại một địa điểm cố định?

d3aef5c2-7a88-466a-a3d4-122092cd46f6-large.jpeg

Với công việc tự do, bạn có thể thoải mái lựa chọn nơi chốn làm việc hoặc lên văn phòng ngồi với cộng sự. Có người chỉ thoải mái trong không gian của riêng họ, có người cần được ngồi cùng với những người khác mới làm mọi việc trơn tru. Tùy vào thói quen và khả năng, bạn nên cân nhắc cho mình nơi chốn làm việc và thỏa thuận trước khi hợp tác với các studio và nhà sản xuất.

Một mối quan hệ công việc từ xa thành công dựa vào: tài năng, giao tiếp và đạo đức nghề nghiệp. Nếu bạn giỏi, bạn không cần người kiểm tra và chỉnh sửa sản phẩm quá nhiều (đặc biệt là nếu nơi bạn làm việc có múi giờ khác nhau). Giao tiếp là sự chia sẻ công việc cùng đồng đội. Đạo đức làm nghề là sự tự giác, làm việc có tâm và chủ động. - Colin

Sẽ tốt hơn nếu chúng ta làm việc gần với các artist. Như vậy có thể vừa tạo dựng mối quan hệ vừa giao tiếp nhanh hơn. Làm từ xa thường sẽ khó xử lý các vấn đề trong thiết kế. Tuy nhiên, nếu bạn quen biết ai đó và họ đáng tin, làm việc từ xa không phải vấn đề to tát. - Natalie

Tôi thích làm việc từ xa hơn, vị trí không thực sự quan trọng. - TJ

Mỗi công ty sẽ có cái nhìn khác nhau. Làm từ xa đòi hỏi cả team phải rất nỗ lực trong chuyện giao tiếp và quản lý, trong khi, nếu gặp mặt thì vấn đề có thể giải quyết nhanh gọn hơn. Dù vậy, chúng tôi cũng từng làm việc với những artist làm việc tự do, vậy nên điều đó còn phụ thuộc vào yêu cầu công việc nữa. - Julia

NGHỈ GIẢI LAO

Tất cả chúng ta đều cần nghỉ ngơi trong khi làm việc, có thể là vài phút lướt Facebook hoặc uống một tách cà phê. Nhưng nếu bạn là freelancer, nghỉ giải lao cũng cần có kế hoạch!

rest-day-injury.jpg

Làm việc tại văn phòng, đa số mọi người sẽ cố hết sức để tập trung vào nhiệm vụ. Những thật khó để giám sát việc online vì các freelancer cần chúng để tìm hiểu và cập nhật các xu hướng. Việc online trong thời gian dài dễ khiến họ phân tâm. Do đó, tôi thường gửi email nhắc mọi người tập trung. Tuy nhiên, sau thời gian dài làm việc bên màn hình máy tính, bạn vẫn nên thư giãn bằng cách đi tản bộ hoặc chơi trò chơi vận động nhẹ để làm mới tinh thần. - Natalie

Miễn là công việc được hoàn thành đúng giờ và chất lượng, tôi sẽ không giới hạn khoảng thời gian nghỉ của artist. Một số artist cần nghỉ mắt một chút để làm việc tốt hơn miễn là bạn không lạm dụng thời gian để làm việc cá nhân. - TJ

Ai cũng cần phút giải lao sau khi căng mắt làm việc hàng giờ liền. Tôi nghĩ việc giải lao, như thưởng thức một tách cà phê chẳng hạn, hoàn toàn khác với việc sử dụng Facebook. Dành thời gian để chuyện phiếm trên mạng xã hội không phải là cách đúng đắn cho não nghỉ ngơi. Tôi rất coi trọng thời gian thư giãn, rời màn hình và quan sát đôi chút, sau đó tiếp tục tập trung vào công việc. - Laura

Tôi nghĩ rằng giờ nghỉ giải lao rất cần thiết. Nếu bạn không có gì để làm, bạn nên cho nhà sản xuất biết. Chắc chắn họ sẽ có nhiều thứ hay cho cho bạn! - Solana

KẾT

Trong quá trình làm việc, dù là người làm việc tự do, làm việc toàn thời gian hay là người chỉ đạo, bạn sẽ đều gặp phải những vấn đề trên, chúng chỉ khác nhau về mức độ mà thôi. Chúng ta hay thấy nhiều người trong ngành chia phe để chỉ trích nhau trên mạng xã hội. Tuy nhiên, dù là với trách nhiệm như thế nào, các tình huống đều có thể tráo đổi. Hãy đồng cảm và có cái nhìn khách quan để tránh những hiểu lầm không đáng.

Nếu bạn liên tục gặp khó khăn khi làm việc với khách hàng, hãy mạnh dạn trao đổi để hai bên có tiếng nói chung. Hãy để công việc tự do khiến bạn thích thú và phát huy sức sáng tạo, đừng khiến lựa chọn này ảnh hưởng đến thương hiệu cá nhân và chất lượng công việc bạn đã thỏa thuận.


Bài viết được lược dịch và biên soạn lại từ http://motionographer.com để phù hợp hơn với người đọc Việt Nam.

 
Ngan Le