Các nguyên tắc của một Freelancer (P. 1)

 

PHẦN 1: XÂY DỰNG LÒNG TIN

Từ lâu, freelancer được xem như là một lựa chọn mơ ước của nhiều designer. Tuy nhiên liệu freelance có phải là làm việc ở bất kỳ đâu bạn thích, mức thù lao cao? Cùng lắng nghe những chia sẻ từ producer và studio dày dặn kinh nghiệm trong ngành về các nguyên tắc nên có của một freelancer.

Untitled-1-01.jpg

Lòng tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi làm freelance. Phải thực sự hiểu và tin tưởng nhau chúng ta mới có thể cộng tác lâu dài. Đó là cảm giác khi bạn giao dự án và tin rằng người nhận có thể hoàn thành một cách tốt nhất.

Bên cạnh niềm tin, còn có nhiều yếu tố chi phối mối quan hệ giữa freelancer và các studio hay producer. Đó là tốc độ làm việc, sự trung thực, khả năng ước lượng thời gian…, do đó đảm bảo được những gì bạn cam kết với khách hàng cũng chính là cách củng cố niềm tin.

Hãy đúng giờ, biết sắp xếp, lắng nghe và lên danh sách công việc!

Nếu freelancer bạn đang làm việc cùng nói rằng công việc kia họ sẽ phải cần nhiều thời gian hơn, hoặc phải gia hạn thời gian làm việc trong khi dự án đang chạy nước rút, hoặc cần chú ý vào chi tiết nào đó, đây sẽ là một chuyện khác nữa để có được niềm tin, - Tom Judd, Co-Founder & Creative Director của Animade chia sẻ.

Ấn tượng đầu thường kéo dài rất lâu. Nếu được giao deadline bạn cần lập kế hoạch và hoàn thành. Đừng trì hoãn những việc cần làm ngay, cũng đừng vội vàng gửi đi những sản phẩm chưa ưng ý. Hãy xem xét thật kỹ và hoàn thành đúng hạn!

Note-01.png
  • Làm việc có tổ chức: không ai muốn trả tiền cho sản phẩm cẩu thả. Tìm hiểu quy cách đặt tên file của công ty bạn đang làm việc, sắp xếp các file trong quá trình làm để nhỡ ai đó cần xem thì họ cũng hiểu được và bạn không mất thời gian giải thích quá nhiều.

  • Biết lắng nghe: đặt câu hỏi để làm rõ những yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn nghĩ mình không thể hoàn thành công việc trong thời gian được giao, hãy thẳng thắng đề xuất. Nếu bạn thử một phương án mới, hãy lưu lại với một version khác. Đây là cách bạn so sánh và rút kinh nghiệm nên và không nên làm gì cho dự án.

  • Ghi chép lại: bạn có hiểu cảm giác khi gọi món nhưng người phục vụ không hề ghi lại? Bạn có thể có trí nhớ siêu phàm nhưng đừng vì thế mà ỷ lại. Hãy ghi chép những ý kiến đóng góp và phản hồi từ khách hàng, việc này giúp bạn dễ dàng so sánh và đối chiếu về sau. - Gareth O’Brien, Creative Director của Buck Sydney cho hay.

  • Luôn trung thực về công việc bạn đã làm. Đừng ghi mỗi tên mình dưới sản phẩm nếu bạn chỉ là người hỗ trợ. Các studio mặc định rằng những gì bạn đang thể hiện với họ là sản phẩm được tạo ra bởi chính bạn, mức độ yêu cầu công việc sẽ dựa theo trên đó. Vì vậy, hãy thành thật với bản thân và khách hàng về khả năng của mình, bằng không, sẽ nhanh chẳng còn khách hàng nào muốn cộng tác với freelancer như bạn nữa.

  • Ước lượng thời gian phù hợp với khả năng: điều này đặc biệt quan trọng với các freelancer làm việc từ xa khi nhà sản xuất không ở đó để giám sát. Những người làm việc tự do thường tạo ấn tượng bằng cách hẹn deadline sớm hơn khả năng của mình. Điều này dễ khiến bạn và nhà sản xuất gặp rắc rối ở phút 89 và làm trì hoãn bộ máy làm việc. Hãy làm và bớt hứa hẹn!

  • Đừng làm việc quá sức: nhận nhiều dự án nghĩa là phải giao tiếp và làm việc với nhiều hơn một khách hàng. Khi đó, bạn sẽ không thật sự tập trung vào bất kỳ dự án nào. Nếu đang trong tình trạng như vậy, bạn nên trao đổi với studio và chắc chắn rằng họ đồng ý. Các nhà sản xuất sẽ không thích và không muốn hợp tác dài hơi nếu không được thông báo trước. Sự nghiệp của bạn là một cuộc đua marathon chứ không phải cuộc đua chạy nước rút. Hy sinh mối quan hệ để có được thành quả tạm thời sẽ làm sự nghiệp của bạn bị ảnh hưởng.

thoi-gian.jpg
 
Respect.jpg
  • Đừng chơi xấu. Hãy đối xử tốt với những người xung quanh và họ sẽ hỗ trợ bạn. - TJ Kearney, Executive Producer của Instrument

  • Vấn đề gây khó chịu nhất của các freelancer là họ không tôn trọng người nắm quyền. Khi bạn có một sự ảnh hưởng đầu tiên đối với người nghệ sĩ, bạn thường dựa vào họ trong khi chờ đợi công việc được xác minh. Khi bạn chuẩn bị đặt kế hoạch và phát hiện ra là họ đã sang nơi khác mà không chấp nhận thử thách nào, đó chẳng phải là chuyện vui vẻ gì. - Solana Braun, Điều phối viên nguồn lực tại Buck

  • Sự tin tưởng được xây dựng từ thái độ. Nếu ai đó có thái độ đúng mực, họ sẽ nhanh chóng được tin tưởng. Thi thoảng vấn đề này đến từ kinh nghiệm nhưng không chỉ riêng như vậy. Bạn có thể tin một cá nhân bất kì nếu họ xử lí dự án với sự chững chạc và nhiệt huyết. Làm việc với cả nhóm là cần thiết trong việc kinh doanh của chúng tôi, vậy nên tin tưởng vào mọi người là điều thiết yếu để thành công. Kết quả mĩ mãn xây dựng từ niềm tin và sự tôn trọng. - Julia Parfitt, Giám đốc điều hành của Nexus Studios.

  • Mỗi dự án đều có một thử thách khác nhau, vậy nên càng có nhiều kinh nghiệm với đội ngũ của mình, bạn sẽ càng thấu hiểu nhiều hơn về điểm mạnh và yếu của mỗi người. Một số người hành xử không tốt khi có áp lực, một số thì dễ mất phương hướng khi dự án kéo dài, số khác lại chịu đựng tốt khi thay đổi công việc… Tất cả những điều này dễ hiểu thôi, đặc biệt khi bạn phải điều hành trong một môi trường điên cuồng của ngành quảng cáo. Nhưng hiểu được cách mọi người phản ứng với sự việc giúp ta có thể lên kế hoạch cho các dự án. Nói ngắn gọn thì lòng tin đến từ sự hiểu thấu một người, mà điều này thì đến từ việc san sẻ cùng nhau đủ lâu. - Matt Marsh, Nhà sản xuất của BlinkInk.

Bài viết được lược dịch và biên soạn lại từ http://motionographer.com để phù hợp hơn với người đọc Việt Nam.

Các nguyên tắc tiếp theo là gì? Mời bạn đón đọc trong phần 2.

 
Ngan Le